Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình Thương Phẩm Hiệu Quả

Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình Thương Phẩm Hiệu Quả

Cá chình là loài cá da trơn quý hiếm, có tên khoa học là Anguilla. Đây là loài có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, có tập tính sống trong bùn và các hang hốc, sợ ánh sáng, hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Là một trong những loài đặc sản mang lại lợi ích kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam và các nước Đông Bắc Á. 

Tuy nhiên, để nuôi cá chình thành công và đạt năng suất cao, người nuôi cần phải tuân thủ đúng các kỹ thuật nuôi cá chình từ khâu chuẩn bị môi trường, chọn giống, cho ăn, chăm sóc và phòng trị bệnh. Kỹ thuật nuôi như nào là đúng thì cùng chúng tôi xem ngay bài viết dưới này nhé!

Chuẩn bị môi trường nuôi cá chình

Nuôi cá chình trong ao đất

Nên lựa chọn các ao đất có diện tích khoảng 500 – 2000 mét vuông và có mức nước dao động 1,5 -2m để nuôi cá. Đáy ao đảm bảo là đất thịt hoặc đất thịt pha ít cát và có hệ thống cấp thoát nước riêng rẽ. Không nên nuôi cá ở những vùng đất bị nhiễm phèn. 

Trước khi tiến hành thả cá giống để nuôi, bà con cần tát cạn nước ao, dùng vôi bột với lượng 10 – 12 kg rắc đều xung quanh bờ ao và dưới đáy ao và tiến hành phơi ao trong 3 -4 ngày. Kết hợp dọn sạch cỏ dại xung quanh bờ, đáy ao, đắp các hốc xung quanh bờ, tránh làm rò rỉ nước. Bón lót phân chuồng dưới đáy ao. Cấp nước vào ao rồi tiến hành gây màu nước ao bằng phân NPK 1 -2 kg/1000 mét khối nước.

Nuôi cá chình trong ao đất

Nuôi cá chình trong bể xi măng: 

Nếu xây bể mới, cần tiến hành tẩy rửa bằng phèn chua với liều lượng 0,1 – 0,3 kg/ mét khối. Sau đó đổ nước vào bể ngâm từ 5 -7 ngày rồi xả hết nước, chà xát kĩ thành bể và rửa sạch. Đối với bể cũ, sử dụng Chlorine 50 -100g/l nước tạt vào thành và giữ nguyên hiện trạng, sau 5 – 10 ngày mới tiến hành cọ rửa bể. 

Trước khi thả cá giống 1 tuần, sử dụng thuốc tím 2g/ mét khối tạt đều khắp bể, rửa sạch và đưa nước sạch vào để nuôi cá. Giữ mức nước trong bể dao động từ 0,8 -1m là hợp lý. 

Chia bể xi măng thành các bể nhỏ để: Nuôi cá chình con (bể cấp 1). Giữ cho mức nước bể khoảng 1m. Nuôi cá chình giống (bể cấp 2, 3). Giữ cho mức nước bể khoảng 1,2 – 1,5m. Nuôi cá chình thương phẩm. Nên xây bể có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Đáy được đầm kỹ tránh rỉ nước ra ngoài, xây nghiêng từ 3 -4 độ về phía cửa tháo nước. Đảm bảo có ống cấp thoát nước để tiện công tác vệ sinh và thay nước.

>>>Click tham khảo thêm:

Kỹ thuật nuôi cá rô phi

Kỹ thuật nuôi cá chép hiệu quả.

Nuôi cá chình trong bể xi măng

Nuôi cá chình trong lồng: 

Thể tích lồng nuôi đảm bảo tối thiểu 8 mét khối trở lên, thiết kế theo hình vuông. Không nên đặt lồng ở những vị trí nước chảy xiết, dòng xoáy… . Nên chọn những khu vực dòng  nước tĩnh để tiện việc quản lý, cho ăn, chăm sóc… Lồng nuôi được làm từ các thanh gỗ hoặc sắt uốn cong và được lót một lớp lưới nhựa hoặc lưới thép để giữ cá trong lồng.

Kỹ thuật nuôi trong lồng bè

Chọn và thả giống cá chình

Cá chình giống: Để hạn chế khó khăn trong việc chọn giống, bà con nên tiến hành mua giống tại các cơ sở ươm giống để cá con được huấn luyện thích nghi trong môi trường nuôi. Đảm bảo cá ít sợ người nhất, bơi lội tự nhiên trên mặt nước để kiếm ăn và nhanh chóng. Bà con có thể mua tại Trại cá Tấn Dũng, hotline: 086.999.7977.

Cho ăn và chăm sóc cá chình

  • Thức ăn cho cá chình

Cá chình là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau như giun ít tơ, ấu trùng muỗi lắc, ốc, hến, cá tạp, tép, nội tạng động vật, thực vật, nhuyễn thể, thịt ốc, cá rô phi, cá biển… 

Bà con có thể tận dụng phụ phẩm từ các lò mổ gia súc, gia cầm, lò mổ thủy sản để làm thức ăn cho cá. Nếu thức ăn là cá tạp, trước khi cho ăn nên sát trùng bằng muối ăn 0,5kg muối/3 lít nước trong thời gian 30 phút. Ngoài ra, cần bổ sung muối khoáng, vi lượng và vitamin thích hợp để tăng sức đề kháng cho cá.

  • Kỹ thuật cho cá chình ăn

Cá chình hoạt động chủ yếu vào ban đêm, nên nên cho ăn vào buổi chiều hoặc sáng sớm. Lượng thức ăn hàng ngày cho cá khoảng từ  8 -12% trọng lượng cá đang thả khi cá còn nhỏ và giảm dần xuống còn 3 -5% khi cá lớn. 

Lưu ý cần quan sát hành vi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Nếu sau khi cho ăn mà còn dư thức ăn trên mặt nước hoặc dưới đáy ao thì giảm lượng thức ăn lại. Ngược lại, nếu sau khi cho ăn mà cá vẫn bơi lội kiếm ăn hoặc có hiện tượng cắn nhau thì tăng lượng thức ăn.

Phòng và trị bệnh cho cá chình

Các bệnh thường gặp: 

Cá chình là loài khá khỏe mạnh và ít bị bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi có thể gặp một số bệnh như: 

  • Bệnh đóng rong: Là bệnh do ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis gây ra. 
  • Bệnh đóng rong có thể điều trị bằng cách tăng nhiệt độ nước lên khoảng 30°C và dùng thuốc diệt ký sinh trùng như Malachite Green hay Formalin. 
  • Bệnh viêm da có thể điều trị bằng cách vệ sinh ao nuôi, thay nước mới và dùng thuốc kháng sinh như Oxytetracycline hay Sulfadimethoxine.

Cách phòng bệnh cho cá chình

Để phòng bệnh cho cá chình, bà con cần chú ý các điểm sau:

  •  Chọn giống cá khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật. Sơ chế sạch cá giống trước khi thả vào ao nuôi. 
  • Vệ sinh ao nuôi thường xuyên, loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm như rong rêu, phân cá, xác tảo… Thay nước mới cho ao nuôi theo định kỳ hoặc khi nước có mùi hôi, đục. 
  • Kiểm tra chất lượng nước nuôi như pH, oxy hòa tan, nhiệt độ… và điều chỉnh cho phù hợp. 
  • Cho ăn cá đủ lượng và chất lượng, tránh để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nước. 
  • Quan sát hành vi của cá để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời. 
  • Sử dụng các biện pháp tự nhiên để tăng sức đề kháng cho cá như cho ăn men vi sinh, vitamin C, muối khoáng… Khi phát hiện bệnh, cách ly cá bệnh và điều trị theo chỉ dẫn của thú y hoặc cán bộ kỹ thuật.

Thu hoạch cá chình

  • Thời gian thu hoạch: Sau khoảng 1 năm nuôi cá chình thương phẩm, cá có thể đạt 1 – 1,5 kg thì tiến hành thu hoạch cá. Và sẽ có những con cá chưa đạt kích thước thương phẩm cho nên có thể bỏ vào ao nuôi tiếp.
  • Cách thu hoạch: Cần tiến hành đánh bắt nhanh và hạn chế xây xát da cá, làm giảm chất lượng thịt cá. Có thể dùng các cách sau để thu hoạch cá chình:
    • Dùng lưới vây để bắt cá từng phần trong ao nuôi. Sau đó dùng lưới hay xô để vớt cá ra khỏi ao. Cách này phù hợp với ao nuôi có diện tích nhỏ và ít cá.
    • Dùng lưới rào để bắt cá từng phần trong ao nuôi. Sau đó dùng máy bơm để hút nước ra khỏi phần ao đã rào. Cách này phù hợp với ao nuôi có diện tích lớn và nhiều cá.
    • Dùng lưới kéo để bắt cá từng phần trong ao nuôi. Sau đó dùng xô hay thùng để vớt cá ra khỏi ao. Cách này phù hợp với ao nuôi có diện tích trung bình và số lượng cá vừa phải.
  • Bảo quản và chế biến: Sau khi thu hoạch, cần giết mổ và làm sạch cá ngay lập tức. Cá có thể bảo quản bằng cách đông lạnh hoặc muối khô. Cá chình có thể chế biến thành nhiều món ngon như nấu canh chua, kho tộ, chiên giòn, nướng mỡ hành…
Cách thu hoạch cá chình

Kết luận

Cá chình là loài cá có giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa chuộng. Để nuôi cá chình thành công, bà con cần chú ý đến các yếu tố như chọn giống cá khỏe mạnh, chuẩn bị ao nuôi sạch sẽ, cho ăn đủ lượng và chất lượng, quan sát hành vi của cá để phòng và trị bệnh kịp thời, thu hoạch và bảo quản cá đúng cách. Hy vọng bài viết về kỹ thuật nuôi cá chình này sẽ giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc nuôi cá chình.

Kết nối với chúng tôi qua

sao1

Chuyên Cung Cấp Sỉ & Lẻ Các Sản Phẩm Thủy Sản: Cá Giống Đủ Loại, Mua Bán Cá Thịt, Thức Ăn Cho Cá, Thuốc Thủy Sản…Giao Hàng Đến Tận Nơi hoặc Gửi Hàng Qua Xe – Bất Kể Số Lượng Mua – Bảo Hành Cá Sống, Bao Hao Hụt Đến Tận Nơi – Giá Tốt Nhất Miền Trung !

sao2

Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Trại Cá Tấn Dũng

    Contact Me on Zalo
    086.999.7977