Cách phòng trị bệnh thường gặp ở cá điêu hồng

Cách phòng trị bệnh thường gặp ở cá điêu hồng

Cá điêu hồng thường mắc những loại bệnh như thế nào?, cách phòng trị như nào để hiệu quả cao?. Cùng tham khảo ngay cách phòng trị bệnh thường gặp ở cá điêu hồng trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Hướng dẫn cách phòng trị bệnh thường gặp ở cá điêu hồng

Để phòng và trị bệnh cho cá điêu hồng từ giai đoạn đầu, bà con cần thực hiện tốt các công việc, như: chuẩn bị ao, lồng bè nuôi cá, đặc biệt là khâu xử lý đáy ao và xử lý nước. Khi dịch bệnh xảy ra nên cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá hiện tại. Giảm mật độ nuôi sẽ giảm bớt căng thẳng và mức độ lây lan bệnh trong lồng bè và ao nuôi. Khi phát hiện cá bị bệnh hay chết, ngay lập tức vớt cá chết khỏi lồng bè/ao nuôi. Điều trị bằng kháng sinh liều 5 – 10 gram /1 kg thức ăn (hoặc cho 2 – 3 tấn cá nuôi), cho ăn liên tục trong 7-10 ngày. Điều trị sớm sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Cùng tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở cá điêu hồng và cách phòng trị ngay sau đây:

1. Bệnh do ký sinh trùng

Tác nhân gây bệnh:

Do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương cá con, như: sán lá đơn chủ, giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).

Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh:

  •  Xuất hiện những nốt đỏ, xuất huyết, các vùng bị viêm loét trên mình cá.
  •  Cá thường gầy yếu, đầu to, da mất dần màu sắc bình thường bơi lờ đờ, hoạt động chậm chạp, phản ứng kém với người và các sinh vật địch hại.
Cách phòng trị bệnh do ký sinh trùng ở cá điêu hồng

Phương pháp phòng và trị bệnh:

  •  Để phòng chống bệnh do ký sinh trùng gây ra, người nuôi cần thường xuyên sục khí ao nuôi và lồng cá khi nước sông hồ chảy chậm. Sau đó rải muối hột để sát trùng nước với nồng độ 0,5% khi điều trị trong thời gian dài và 1-2% trong 10-15 phút.
  •  Dùng Formol nồng độ 25 – 30ml/m³, trị trong thời gian dài và nếu trị trong 15-30 phút thì nồng độ từ 100-150ml/m3. Cũng có thể sử dụng CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 – 5g/m³ trị thời gian dài và từ 20 – 50g/m³ trong thời gian 15-30 phút.

2. Bệnh nổ mắt, (bệnh mù mắt, lồi mắt)

Tác nhân gây bệnh:
Do vi khuẩn Streptococcus gây ra, là loại vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20 – 30ºC.

Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh:

  •  Cá có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội. Vùng mắt bị thương tổn như viêm mắt, chảy máu mắt,  lồi mắt.
  •  Xuất hiện các vết lở loét xuất huyết không lành ở quanh mắt, các gốc vây hoặc những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn, sinh dục của cá.
  •  Ở hậu môn cá có dịch chất lỏng chảy ra từ trong bụng(dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính).
  •  Cá bỏ ăn, kiểm tra không thấy thức ăn trong dạ dày hoặc ruột của cá bị bệnh, túi mật to.
  •  Gan, thận, tim, lá lách, ống ruột bị xuất huyết. Lá lách và thận bị trương lên và sưng nhẹ.
  •  Khi cá bị nhiễm bệnh nặng sẽ có sự dính nhau của các cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá. Quan sát thấy có các tơ huyết trong màng ở khoang bụng.

Bạn có thể xem thêmCách phòng trị bệnh nấm thủy mi trên cá hiệu quả nhất.

Bệnh nổ mắt ở cá điêu hồng

Phương pháp phòng và trị bệnh:

  • Trước hết cần thực hiện tốt ở các khâu chuẩn bị ao nuôi, lồng bè, và đặc biệt là khâu xử lý nước. Nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn thì nên dùng Virkon® A để xử lý nước với liều 0,7 kg/1.000 m³ nước ao. Hoặc cho vào các túi vải, treo xung quanh lồng bè nuôi cá để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Cần tắm cá qua nước muối khoảng 2-3%trong thời gian 5-15 phút trước khi thả vào ao. Nên thả cá từ từ với mật độ vừa phải.
  • Trong quá trình nuôi cũng cần theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường nước, nếu được duy trì hàm lượng oxy hòa tan ở mức cao bằng máy quạt nước. Nên trộn cho ăn liên tục 5g Aqua C® Fish + 3g Grow Fish trong 1 kg thức ăn của cá. Theo định kỳ từ 7 – 10 ngày/tháng để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi.
  • Khi dịch bệnh xảy ra thì nên cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. Nếu được hãy giảm mật độ nuôi sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và mức độ lây lan bệnh đến cá. 
  • Điều trị ngay bằng thuốc kháng sinh Osamet® Fish (hoặc Fortoca®) liều 5 – 10 gram + Aqua C® Fish liều 5 gram trong 1 kg thức ăn (hoặc cho 2 – 3 tấn cá nuôi), và cho cá ăn liên tục trong 7 – 10 ngày.
  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao.

3. Bệnh xuất huyết

Tác nhân gây bệnh:

Bệnh xuất huyết ở cá điêu hồng thường do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiella tarda gây ra.

Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh:

  •  Cá điêu hồng có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết,  bụng phình to, hậu môn sưng lồi, có dịch vàng, chậm chạp và có phản ứng kém với người hoặc các sinh vật có hại khác.
  •  Cá bơi lờ đờ và chết rải rác khắp lồng bè hoặc ao hồ.

Phương pháp phòng và trị bệnh:

  • Để phòng bệnh này, bà con cần theo dõi, bón và khử trùng nơi ăn của cá. cần định kỳ bón và khử trùng nơi cho cá ăn. Không nên thả cá nuôi và hạn chế thay nước lúc giao mùa. Có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của cá. Nên nhớ thường xuyên cho cá ăn vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá.
  • Cá trương bụng do thức ăn: Biện pháp khắc phục là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp. Bổ sung men tiêu hóa thường xuyên (các probiotie…) vào thức ăn.

4. Bệnh trắng mang, thối mang (bệnh mang đóng bùn)

Tác nhân gây bệnh:
Loại bệnh này thường do vi khuẩn Myxococcus piscicolas gây ra. Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có độ pH = 6,5 – 7,5, nhiệt độ nước 25 – 35ºC.

Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh:

  •  Cá có dấu hiệu bơi tách đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước, ngừng ăn và khả năng bắt mồi giảm.
  •  Các tơ mang cá bị thối nát, có mùi, ăn mòn, rách nát, xuất huyết và có lớp bùn dính rất nhiều.
  •  Bề mặt xương nắp mang bị xuất huyết, ăn mòn và có hình dạng không bình thường.
Bệnh trắng mang, thối mang

Phương pháp phòng và trị bệnh:

  • Cũng như cách phòng tránh ở các loại bệnh khác, trước tiên bạn cần thực hiện tốt khâu chuẩn bị ao nuôi, vét sạch bùn đáy ao.
  • Trong quá trình nuôi phải quản lý môi trường tốt, không để bị ô nhiễm hữu cơ qua việc quản lý lượng thức ăn.
  • Thay nước ao định kỳ để giữ được môi trường sạch cho cá.
  • Thường xuyên vệ sinh thành lồng, bè để đảm bảo lưu tốc dòng nước chảy cho phù hợp.
  • Xử lý nước định kỳ bằng Virkon® A liều 0,7 kg/1.000 m³ nước ao, hoặc cho vào các túi vải, treo xung quanh lồng bè để diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Trộn cho ăn liên tục 5g Aqua C® Fish + 3g Grow Fish trong 1kg thức ăn, định kỳ từ 7 – 10 ngày/tháng. Để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi.
  • Khi phát hiện bệnh sớm cần phải điều trị ngay bằng kháng sinh BayMet® liều 5 – 10 gram + Aqua C® Fish với liều lượng 5 gram trong 1 kg thức ăn (hoặc 1 kg BayMet®+ 1 kg Aqua C® Fish cho 3 – 5 tấn cá nuôi). Cho ăn liên tục trong 7 – 10 ngày. Nên tắm cá bằng BayMet® với liều 2 – 5g/m³.

Xem đến đây chắc hẳn bà con cũng đã biết được cách phòng trị bệnh thường gặp ở cá điêu hồng rồi đúng không nào?. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích được bà con trong việc nuôi cá điêu hồng. Và đừng quên theo dõi website Trại cá Tấn Dũng để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Kết nối với chúng tôi qua

sao1

Chuyên Cung Cấp Sỉ & Lẻ Các Sản Phẩm Thủy Sản: Cá Giống Đủ Loại, Mua Bán Cá Thịt, Thức Ăn Cho Cá, Thuốc Thủy Sản…Giao Hàng Đến Tận Nơi hoặc Gửi Hàng Qua Xe – Bất Kể Số Lượng Mua – Bảo Hành Cá Sống, Bao Hao Hụt Đến Tận Nơi – Giá Tốt Nhất Miền Trung !

sao2

Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Trại Cá Tấn Dũng

    Contact Me on Zalo
    086.999.7977