Cá trắm cỏ tuy không phải là loài cá có chất lượng cao về kinh tế, nhưng hiện nay là loài cá được bà con ở nhiều địa phương chọn nuôi, vì nó dễ nuôi và mau lớn. Và cũng một phần giúp bà con cải thiện và nâng cao được đời sống, nhờ vào kinh nghiệm nuôi các loại cá nước ngọt đã có sẵn. Là loài cá nước ngọt, thường được thả nuôi ở ao, hồ hoặc nuôi trong các lồng, bè trên sông. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết hơn về kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ phổ biến nhất hiện nay.
Kỹ thuật nuôi các trắm cỏ
I. Kỹ thuật nuôi các trắm cỏ trong ao:
Tẩy dọn ao:
Thả cá giống
Thức ăn
Quản lý ao:
- Theo dõi ao bờ thường xuyên, cống thoát nước, xem mực nước ao vào mỗi buổi sáng.
- Vào sáng sớm nên theo dõi xem cá có bị nổi đầu vì ngạt thở không, cá có nổi đầu kéo dài không. Nếu có, thì tạm dừng cho ăn và thêm nước vào ao.
- Khi thấy cá bị bệnh hoặc chết rải rác cần tìm hiểu và hỏi các cán bộ kỹ thuật hoặc khuyến ngư để biết cách xử lý.
Thu hoạch
II. Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ ở lồng, bè trên sông, hồ:
- Nên chọn lồng có dạng hình khối, hình chữ nhật hoặc mùng, với kích thước dài x rộng x cao: Kích thước phổ biến nhất hiện nay là: 3m x 2m x 1,7m hoặc 4m x 3m x 1,7m.
- Lồng nên chọn làm bằng tre hợp cả cây, gỗ hoặc nhựa composite. Hai đầu để khe hở từ 0,5 – 1 cm để nước lưu thông dễ dàng, hai mặt bên và đáy thường bằng ván gỗ khít không để lọt thức ăn.
- Nên đặt mỗi cụm 20 lồng, các cụm cách nhau 150 – 200m, bởi do nuôi ở sông nên tốc độ dòng chảy ở sông 0,2 – 0,3m/giây. Do nuôi ở sông nên tốc độ dòng chảy 0,2 – 0,3 m/giây. Khi nuôi cụm 15 lồng, các cụm đặt cách nhau 200 – 300 m.
- Trước khi thả cá trắm cỏ giống vào nuôi, lồng bè phải được cải tạo và vệ sinh sạch sẽ hợp lý. Đối với lồng bè phải cọ rửa sạch, phơi khô và dùng nước vôi hoặc Clorua vôi phun đều toàn bộ lồng nuôi cá. Sau đó phơi khô lồng bè, khoảng 1 – 2 ngày, rồi mới cọ rửa sạch và hạ thủy. Lồng nên đặt ngập nước từ 1,2 – 1,5 m, cách đáy 3 – 4 m.
- Chọn cá giống có ngoại hình cân đối, không dị hình, vây, vẩy hoàn chỉnh, kích cỡ đồng đều(8-10cm/con), bơi lội nhanh nhẹn. Không không có dấu hiệu bệnh lý.
Mật độ nuôi:
- Nuôi trong lồng bè với diện tích 70 – 80 con/m3, đối với cá có trọng lượng lớn hơn thì 30-50 con/m3.
- Trước khi thả cá xuống ao, cá giống được khử trùng bằng ngâm tắm trong nước muối 3% từ 10 – 15 phút.
- Thời vụ nuôi: ở miền Bắc bắt thường bắt đầu từ tháng 4, còn ở miền Nam có thể nuôi quanh năm.
Thức ăn và chế độ cho ăn :
Chăm sóc cá nuôi
Phòng trị bệnh cho cá trắm cỏ nuôi trong lồng, bè
Một số loại bệnh mà cá trắm cỏ khi nuôi trong lồng bè trên sông, hồ thường gặp như: Nấm thủy mi, trùng quả dưa, trùng bánh xe, sán lá đơn chủ. Mỗi loại bệnh có triệu chứng và bệnh lý riêng, cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của cá để phòng trị. Để chủ động phòng ngừa bệnh cho cá khi nuôi, trong quá trình nuôi nên tiến hành dùng vôi để cải tạo môi trường.
Đối với vôi: Nên đựng trong bao treo ở đầu nguồn nước, cách mặt nước khoảng 1/2 độ sâu của nước trong lồng. Sử dụng với liều lượng 3-4kg vôi cho 10m3 nước trong lồng. Hay dùng Sulphat đồng (CuSO4) phòng ký sinh đơn bào, với liều lượng 50g/10m3 nước, tuần 2 lần. Không dùng thuốc, hoặc hóa chất kháng sinh đã cấm sử dụng.
Bài viết trên là toàn bộ về kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay mà Trại Cá Tấn Dũng muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kỹ để nuôi cá trắm cỏ hiệu quả hơn. Và đừng quên theo dõi website Trại Cá Tấn Dũng để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn bạn nhé!