Cá rô phi là là loài động vật ăn tạp, có khả năng đề kháng cao. Chúng có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều môi trường khác nhau. Vậy nên trong quá trình nuôi bạn cũng cần phải có được những kỹ thuật nuôi hiệu quả. Cùng Trại cá Tấn Dũng bỏ túi ngay kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn giản nhưng lại cho năng suất cao trong bài viết dưới đây nhé!
Kỹ thuật nuôi cá rô phi
Hình thức nuôi
- Nuôi trong ao đất: Nên chọn ao có vị trí thuận lợi, gần nguồn nước sạch, giao thông dễ dàng. Diện tích ao rộng khoảng 500 – 1000m2.
- Nuôi trong lồng: Lưu ý vị trí đặt lồng cần phải có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm từ các nguồn nước thải sinh hoạt và các nguồn hóa chất sinh học. Nên chọn nên đặt lồng thông thoáng, không nên nuôi ở các eo, ngách. Diện tích lồng phải lớn hơn 20m3.
- Nuôi trong ruộng lúa: Ruộng để nuôi cá rô phi phải có mương để thả cá, diện tích mương chiếm khoảng 20-30% diện tích ruộng, và sâu khoảng 0,8-1m.
Chuẩn bị
Với các hình thức nuôi cá rô phi trên, thì mô hình nuôi cá rô phi trong ao đất là phổ biến và thông dụng nhất. Vậy nên để chuẩn bị ao nuôi, ao cần được tháo cạn, dọn sạch bờ, vét bùn đáy và tu sửa đăng cống.
Sau đó dùng vôi bột rải đều khắp mặt ao, rải nhiều vôi ở những chỗ bị đọng nhiều nước hoặc bùn lầy, với liều lượng từ 10-12kg/100m2/ao. Song phơi đáy ao để diệt khuẩn khoảng 3-5 ngày nắng. Tiếp đến dùng lưới có kích thước mắt lưới từ 0,05 – 1mm để lọc nước, đề phòng dịch hại theo nước vào ao. Mực nước trong ao phải đạt khoảng 1,5-1,7m.
Một số yếu tố môi trường cần đảm bảo mà bạn cần lưu ý, như: Nhiệt độ nước 25-300C, pH: 7-8, độ mặn bé hơn 5%, hàm lượng oxy hòa tan luôn lớn hơn 3mg/l.
Chọn cá rô phi giống
Ngày nay có rất nhiều loại cá rô phi, nhưng phổ biến nhất vẫn là cá rô phi dòng Gift, rô phi đỏ và rô phi Đường Nghiệp.
- Cá rô phi Gift: loài cá sinh trưởng nhanh, có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt ngon và có kích cỡ thương phẩm lớn. Đem lại hiệu quả cao cho người dân, đạt yêu cầu cho chế biến xuất khẩu.
- Cá rô phi đỏ: là một dạng đột biến của cá rô phi vằn, có vảy màu vàng đậm, vàng nhạt hoặc màu đỏ hồng. Ngoài ra cũng có thể gặp những cá thể màu vàng, hồng xen lẫn màu đen nhạt.
- Cá rô phi Đường Nghiệp: Là loại cá có ưu điểm tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống bệnh và chịu lạnh cao. Là thế hệ F1 của 2 loại cá rô phi xanh và rô vằn. Tốc độ tăng trưởng trung bình cao khoảng 1-1,4kg/con/6 tháng, năng suất đạt từ 20-21 tấn/ha.
>>>Có thể bạn quan tâm:
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ cho năng suất cao.
Cách thả cá rô phi giống
Cá rô phi là loài cá có thể thả quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, tầm tháng 4-6.
Nên chọn những con cá rô phi giống khỏe mạnh, không xây xát, bơi nhanh linh hoạt và đặc biệt là chọn kích cỡ phải đồng đều(kích cỡ chuẩn là từ 4-6cm). Nên tìm hiểu mua ở những có sở cá giống có uy tín, chẳng hạn như Trại Cá Tấn Dũng.
Thả giống: Trước khi thả cá rô phi giống bạn cần loại trừ các mầm bệnh ký sinh trên cá. Nên tắm cá bằng nước muối 2-3% trong 3-5 phút, nên thả cá vào lúc trời mát. trước khi thả nên cho túi chứa cá vào nước ao khoảng 20-30 phút, giúp cá quen với nhiệt độ môi trường nước ao trước.
Mật độ thả: Thường với cỡ cá 4-6cm/con, nên thả với mật độ 5 con/m2, tuy nhiên nếu nuôi thâm canh, bạn có thể thả khoảng 10-15 con/m2. Riêng đối với nuôi lồng, bạn cần lưu ý cá giống phải được nuôi trong ao cho đến khi đạt với kích cỡ >20g/con thì mới đưa ra thả lồng. Với mật độ thả trên sông, hồ là khoảng 30-50 con/m3 lồng.
Thức ăn cho cá rô phi
Có rất nhiều loại thức ăn dành cho cá rô phi, nhưng tốt nhất nên cho ăn dạng thức ăn công nghiệp. Nhất là dạng viên nổi, bởi sẽ hạn chế sự thất thoát và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong lồng nuôi. Nên cho cá ăn với hàm lượng khoảng 18-35%. Ở thời gian đầu nên ưu tiên cho thức ăn có hàm lượng đạm cao để cá nhanh lớn cá có sức đề kháng tốt hơn.
Nên cho cá ăn ngày 2 lần vào mỗi sáng và tối, ở tháng đầu tiên cho cá ăn từ 7-10% trọng lượng cá. Tháng thứ 2 cho ăn từ 5-7% trọng lượng cá, tháng thứ 3 đến 4 giảm hàm lượng xuống còn 3-4%. Và bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi chỉ cho cá ăn khoảng 2-3% trọng lượng cá.
Để tiết kiệm chi phí bạn có thể sử dụng các thức ăn tự chế cho vào sàn đặt ở 2-3 địa điểm ở trong ao.Và nên kiểm tra sàn ăn hàng ngày để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.
Chế độ chăm sóc cá rô phi
Kiểm tra bờ ao, cống, lưới và các nút buộc lưới 2 lần/ ngày để chống rò rỉ hay thất thoát cá ra ngoài.
Nên lắp thêm máy quạt nước đối với ao nuôi thâm canh bắt đầu từ tháng thứ 2, để đảm bảo được lượng oxy trong ao và tránh hiện tượng cá nổi đầu. Các thời điểm cá dễ bị thiếu oxy là khoảng 3-7h sáng, hay vào những ngày trời tối.
Duy trì mực nước ổn định và thay nước định kỳ 1-2 lần/ tháng, nên thay khoảng 30-50% lượng nước trong ao.
Thường xuyên bổ sung vitamin C, B-Complex,.. để đảm bảo nguồn thức ăn đủ chất cho cá.
Nên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ như lưới, máy móc, vợt khi sử dụng cho ao để đảm bảo được vệ sinh cho cá. Đối với cá nuôi ở lồng thì thường xuyên vệ sinh lồng mỗi tuần 2 lần, vớt bỏ các thức ăn thừa,…
Định kỳ nên kéo cá lên kiểm tra sau 15 ngày hoặc 1 tháng để biết được khối lượng và mức tiêu thụ thức ăn của cá để có những tùy chỉnh phù hợp.
Nên thực hiện bón vôi với lượng 2kg/100m3, hòa tan với nước tạt đều khắp mặt ao 1 tháng/1 lần để tránh dịch bệnh. Đối với nuôi lồng thì treo túi vôi ở các lồng.
Thu hoạch
Sau khoảng thời gian 6-8 tháng nuôi, cá đạt cỡ thương phẩm thì bạn có thể thu hoạch. Hiện nay có 2 hình thức thu hoạch phổ biến đó là thu hoạch toàn bộ và thu tỉa. Lưu ý là nên kéo lưới nhẹ nhàng để tránh làm cá bị hoảng và bị xây xát, nên ngừng cho cá ăn 1 ngày trước khi thu hoạch.
Đó là những kỹ thuật nuôi cá rô phi hiệu quả mà Trại cá Tấn Dũng muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách nuôi cá rô phi thương phẩm cho năng suất cao. Đừng quên theo dõi website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!