Cá chim trắng là là loài cá sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước ngọt, thường sống thành từng đàn, ở tầng nước giữa và đáy. Nên có thể chịu đựng được ở các vùng nước có hàm lượng oxy thấp khoảng 1,5mg/l. Nhưng để nuôi loại cá này đạt năng suất cao thì bạn cần phải có kỹ thuật. Và kỹ thuật nuôi cá chim trắng hiệu quả như nào thì cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này bạn nhé!
Đặc điểm sinh học cá chim trắng
Nguồn gốc và phân bố
Cá chim trắng thuộc họ cá Chép, có nguồn gốc ở sông Amazon Nam Mỹ. Sau đó được du nhập vào Trung Quốc năm 1985 và ở Việt Nam vào năm 1999.
Đặc điểm sinh học
Cá chim trắng là loài cá sống ở vùng nhiệt đới nên chịu lạnh khá kém, theo nghiên cứu của Thủy sản Châu Giang thì ở nhiệt độ nước 12oC thì cá sẽ bơi lội không thăng bằng. Và khi ở giới hạn nhiệt độ nước thấp nhất khi xuống dưới 10oC thì cá sẽ chết.
Tập tính sống
Cá chim trắng thường sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước ngọt, thường sống thành từng đàn và ở tầng giữa và đáy. Có thể chịu được vùng nước có hàm lượng oxy thấp.
Tính ăn
Cá chim trắng là loại cá ăn táp, thức ăn chính là động vật phù du và chủ yếu là phần mùn bã hữu cơ.
Sinh trưởng
Mật độ sinh trưởng của cá chim trắng lớn khá nhanh so với các loại cá khác, nuôi tầm 120-130 ngày cá sẽ đạt chiều dài 13-15cm/con, đạt trọng lượng từ 80-100g/con đến 800-1200g/con.
Sinh sản
Cá chim trắng đẻ rộ bắt đầu từ tháng 3-7 trong năm, lượng trứng đẻ tỷ lệ với trọng lượng cá và tuổi của cá. Từ 2-5 năm tuổi cá sẽ có trọng lượng đạt từ 2,5-4,5kg/con, lượng trứng đẻ trung bình là 6 vạn trứng/kg cá cái/lần đẻ.
Kỹ thuật nuôi cá chim trắng
Diện tích ao nuôi
Chuẩn bị ao nuôi có diện tích từ 1000 – 10000m2, mực nước ngập thường xuyên từ 1,2-1,5m. Bờ ao chắc chắn không bị rò rỉ, và không ngập tràn khi mùa mưa lũ về, ao nên có 2 cửa cống cấp thoát nước. Ao nuôi phải dễ quản lý và dễ chăm sóc, gần nguồn nước sạch. Đặc biệt ao nuôi phải tránh hướng chính của gió mùa đông bắc, hệ thống giao thông và điện lưới thuận tiện.
Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi phải tu sửa kỹ càng đối với ao cũ, dùng vôi cải tạo đáy ao và diệt tạp, tùy vào độ pH của đáy ao mà bạn sẽ dùng lượng vôi khác nhau. Nếu ao có độ pH bình thường thì dùng từ 7-10kg/100m2. Rải vôi đều đáy ao, bờ ao và nên phơi ao vào những ngày nắng để ao nứt nẻ chân chim sau đó cho nước vào ao qua lưới lọc đạt độ sâu khoảng 30-50cm.
Tiến hành bón phân gây màu nước, dùng phân chuồng ủ hoai, tốt nhất là phân gà với lượng phân từ 34-40kg/100m2 và đạm 0,3kg/100m2. Tiếp tục cho nước vào ao sau 3-5 ngày đạt mức nước quy định và tiến hành thả cá.
>>>Bạn có muốn biết?
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn giản
Kỹ thuật nuôi cá quả hiệu quả cao
Kỹ thuật nuôi cá chim trắng
- Kỹ thuật nuôi: Cá chim trắng là loài cá có thể nuôi riêng vầ nuôi ghép. Nhưng tốt nhất là nên nuôi ghép với các loại cá khác nhau nhằm tận dụng tốt lượng thức ăn và mực nước.
- Tiêu chuẩn giống cá: Chọn cá có kích cỡ đồng đều(có chiều dài 5-6cm, trọng lượng 15-20g/con), có ngoại hình vây hoàn chỉnh, không bị xây xát. Tỷ lệ thả cá chim trắng là 70%, với mật độ thả là 2-2,5 con/m2.
- Xử lý cá giống trước khi thả: Cũng như các loài cá khác, nên cho cá chim trắng tắm trong xanh malachite với nồng độ 5g/m3 với thời gian là 10-15 phút hoặc tắm với nước muối 3%.
- Chăm sóc và quản lý: Nên cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp, với hàm lượng đạm 18-25% và các loại rau như bèo, tấm rửa sạch. Lượng thức ăn nên cho hàng ngày là 3-4% khối lượng cá nuôi. Và giảm xuống 2–3% khi cá đạt trọng lượng 150g trở lên. Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần sáng và tối.
- Và đặc biệt nên định kỳ dùng các loại vật tư sau để phòng ngừa bệnh cho cá: Dùng Chlorin với nồng độ 1g/m3 hòa tan với nước rồi té ra khắp ao vào mỗi buổi sáng; Formol 1 tuần 2 lần với nồng độ 1,5g/m3; Dùng vôi với nồng độ 20g/m3 hòa tan nước, té ra khắp ao với mật độ 2 tuần/lần.
- Thu hoạch: Đối với loại cá chim trắng bạn có thể thu theo phương pháp thu tỉa. Tỉa những con to từ tháng 8 trở đi khi trọng lượng mỗi con từ 0,5kg. Còn nếu thu hoạch toàn bộ cá trong ao thì bạn cần phải cho rút bớt nước, sau đó dùng lưới kéo 2-3 mẻ thu dần cá. Bơm cạn và bắt hết cá, tiếp tục tu sửa ao chuẩn bị cho mùa vụ sau.
Xem đến đây chắc hẳn bạn cũng đã biết được kỹ thuật nuôi cá chim trắng như nào để cho năng suất cao rồi đúng không nè?. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức trong việc nuôi cá chim trắng. Và nếu bạn đang có nhu cầu mua cá chim trắng giống thì liên hệ ngay cho Trại cá Tấn Dũng hôm nay nhé!