CÁ LÓC LÀ GÌ?
Cá lóc hay còn được gọi với nhiều tên loại ở mỗi vùng miền khác nhau như là: cá quả, cá chuối, các sộp, cá tràu, cá trõn. Cá lóc có nguồn gốc họ Channidae, có nguồn gốc ở Việt Nam, cá lóc thường mang họ chủ yếu là cá chuối hoa(Channa maculata). Loài cá sống tự nhiên ở các vùng nước ngọt như: sông, suối, ao, hồ,…
Đặc điểm của cá lóc là đầu to dẹt, trông như đầu rắn, phần thân tròn, da màu đen có ánh nâu bạc và đặc biệt là thường có mùi tanh nhẹ và nhớt.
BẢNG BÁO GIÁ CÁ LÓC GIỐNG THAM KHẢO
Dưới đây là bảng giá cá lóc giống tại Trại cá Tấn Dũng mà bạn có thể tham khảo:
STT | CÁ LÓC GIỐNG | SIZE (TUỔI) | GIÁ BÁN LẺ
DƯỚI 500 CON |
GIÁ SỈ
TRÊN 500 CON |
1 | Cá Lóc Giống | Cá Lóc giống size dài 3 – 4 cm | 1.500 đ /con | Liên hệ |
Lưu ý:
– Các mức giá trên không bao gồm thuế VAT theo nghị định số 209/2013/NĐ-CP.
– Báo giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển.
– Và bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, để có giá tốt nhất theo thời điểm mua, theo số lượng đặt mua quý khách vui lòng liên hệ vào Hotline/Zalo: 086.999.7977 – 076.999.9295 – 0977.34.7171.
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC
1. Cách chọn giống
– Nên chọn cá giống có kích thước đồng đều
– Chọn những con cá giống nhanh nhẹn khỏe mạnh, không dị tật, không nhiễm bệnh. Cơ thể không bị xây xát, mất vảy, mất nhớt.
2. Mô hình nuôi cá lóc
Nuôi cá lóc trong ao đất
Tiến hành đào ao mới hoặc sử dụng ao cũ để nuôi cá lóc. Diện tích ao nuôi các lóc dao động từ 100 – 1000m2 là hợp lý để tiện cho công tác quản lý, chăm sóc và thu hoạch. Be bờ ao cao lên để tránh cá bơi ra ngoài trong mùa nước lên.
Trước khi thả cá nuôi cần phải vệ sinh ao theo các bước sau:
- Bước 1: Tát cạn ao, loại bỏ cá tạp và cá dữ ra khỏi ao, để tránh cạnh tranh thức ăn với cá lóc.
- Bước 2: Bón vôi với lượng khoảng từ 10 – 15kg/100 mét vuông để tiêu diệt mầm bệnh và khử phèn chua.
- Bước 3: Phơi ao từ 2 đến 3 ngày để đảm bảo tiêu diệt hết mầm bệnh, rồi đưa nước vào ao nuôi với độ sâu khoảng 1,5 -2m trước khi tiến hành thả cá.
- Bước 4: Do nguồn thức ăn chủ yếu của cá lóc là động vật, nên bạn không cần gây màu nước như nuôi các loại cá nước ngọt khác.
Nuôi cá lóc trong bể lót bạt
Nuôi cá lóc trong bể lót bạt cũng tương tự như cách nuôi cá lóc mau lớn trong ao đất. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý một số điểm như sau:
- Nên lựa chọn vị trí đặt bể gần sông, ao, hồ… để thuận tiện cho việc thay nước.
- Lựa chọn khu đất trống để tiến hành xây bể. Dựng các trụ xung quanh, rào bằng tre hoặc đất cao xung quanh. Trải bạt ở dưới đáy kết hợp rào lưới xung quanh để tránh cá nhảy ra. Bể cao 1,2 m và duy trì mức nước trong bể từ 0,8 -1m.
- Phía trên cần phải có mái che nắng, che mưa để tạo bóng râm cho cá.
- Đáy bể xây nghiêng về cống thoát nước. Cống đặt dưới đáy bể và có lưới lọc để tránh cá chui ra ngoài.
- Lắp máy bơm để công tác cấp nước diễn ra nhanh chóng và chủ động.
- Nuôi trong bể lót bạt rất dễ làm nguồn nước bị ô nhiễm. Vậy nên cần phải tiến hành thay nước thường xuyên, mỗi lần thay từ 1/3 tới một nửa lượng nước có trong bể.
Nuôi cá lóc trong bể xi măng
- Nuôi cá lóc trong bể xi măng bạn có thể tận dụng bể cũ hoặc sử dụng bể mới đều được. Tuy nhiên nếu xây mới bạn cần tiến hành ngâm bể và cọ rửa để khử hết mùi xi măng, rồi tháo nước để cuốn trôi hết vụn xi măng ra khỏi bể.
- Sử dụng dung dịch thuốc tím rắc lên thành bể để diệt khuẩn và tiêu diệt mầm bệnh, rồi sau đó cọ rửa lại bể trước khi cấp nước vào nuôi cá. Bể xi măng phải đảm bảo có hệ thống cấp thoát nước riêng lẻ, để tiện cho công tác thay nước thường xuyên. Mực nước trung bình trong bể duy trì từ 0,8 – 1m là hợp lý.
3. Mật độ thả cá lóc giống
- Đối với nuôi cá lóc trong ao đất: Bạn cần duy trì mật độ từ 8 -10 con/mét vuông.
- Đối với nuôi cá lóc trong bể xi măng hoặc bể lót bạt: Nên duy trì từ 10 -20 con/mét vuông.
Bạn có thể tham khảo mật độ thả cá lóc giống qua bảng dưới đây để áp dụng phù hợp với kích thước cá giống nhất:
Kích thước cá giống (cm) | Mật độ thả nuôi (con/mét vuông) |
3 | 100 |
5 | 50 |
7 | 20 |
10 | 10 |
15 | 4 |
25 | 3 |
>25 | 2 |
4. Thức ăn cho cá lóc
Có rất nhiều loại thức ăn cho các lóc mà người nuôi có thể sử dụng, và cũng tùy vào từng giai đoạn phát triển của cá mà lựa chọn loại thức ăn phù hợp. Như:
- Thức ăn tươi sống, gồm: cá biển, cá tạp, tôm, tép, cua, ốc…
- Thức ăn chế biến hay còn gọi là thức ăn công nghiệp thường sẽ có bán trên thị trường với nhiều kích cỡ và chủng loại.
5. Một số bệnh thường gặp trên cá lóc
Hãy lưu lại một số bệnh thường gặp ở cá lóc dưới đây để có thể xử lý kịp thời bạn nhé:
- Bệnh trùng bánh xe
- Bệnh trùng quả dưa
- Bệnh sán lá đơn chủ
- Bệnh trùng mỏ neo
- Bệnh rận cá
- Bệnh do nấm thủy mi
- Bệnh trắng da
- Bệnh đốm đỏ, xuất huyết
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu mua cá lóc giống để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất nhé. Trại cá giống Tấn Dũng chúng tôi cam kết sẽ cung cấp đến bạn những con giống chất lượng với mức giá phù hợp nhất.
CÔNG TY TNHH THỦY SẢN TẤN DŨNG
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Xóm 2, Lộc Thái, Mỹ Châu, Phù Mỹ, Bình Định
Hotline/Zalo: 086.999.7977 – 076.999.9295 – 0977.34.7171