Cá chép, hay còn được gọi với tên khoa học là Cyprinus carpio, là loài cá nước ngọt khá phổ biến trên thế giới. Có mối quan hệ họ hàng với cá vàng, thường thì hai loài cá này có khả năng lai giống nhau. Là loài cá được đánh bắt và nuôi thả tại nhiều tại nhiều quốc gia ở Châu Á và Châu Âu.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁ CHÉP
Cá chép, cũng giống như các loại biến thể khác của nó, như:
- Cá chép kính: không vảy, chỉ có một hàng vảy lớn dọc theo thân và có nguồn gốc từ Đức
- Cá chép da: Ngoại trừ phần gần vây lưng thì loài cá này cũng không vảy
- Cá chép nhiều vảy: loài cá ăn tạp
Cá chép là loài cá đẻ trứng, nên mỗi một con cá chép cái khi trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng cho một lần đẻ. Và là loài cá được đưa vào nhiều môi trường nuôi khác nhau nên nó có thể lớn với độ dài tối đa là khoảng 1,2 mét với cân nặng tối đa khoảng 37,3kg. Đối với những giống cá chép sống trong môi trường tự nhiên hoang dã thì sẽ có kích thước nhỏ hơn khoảng từ 20 – 30% các khối lượng và kích cỡ cực đại. Tuổi thọ của cá chép cũng khá cao khoảng 47 năm.
HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI CÁ CHÉP
Cách chọn ao nuôi
Điều kiện cho ao để nuôi cá chép:
- Đất không bị chua mặn, phải gần nguồn nước sạch và không có mạch nước ngầm độc hại
- Nên đào ao theo hình chữ nhật, chiều dài gấp rưỡi hoặc gấp 2 chiều rộng
- Đào ao gần các chuồng trại, chăn nuôi và gần nhà để tiện quản lý, và nên gần đường quốc lộ để dễ dàng trong việc vận chuyển cá giống, khi thu hoạch.
- Môi trường ao nuôi phải thoáng, sạch, không bị ô nhiễm, nhiệt độ nước giao động từ 20 – 30 độ C. Nước ao nuôi luôn có màu xanh nõn chuối, với độ ph từ 6,5 – 8,5, cò từ 3-10ml, oxy từ 3-8mg/l.
- Mực nước ao không được có H2s, hàm lượng sắt tổng cộng không được vượt quá 02,mg/l, hàm lượng hữu cơ từ 10 – 20mgo2/l, hàm lượng NH4 nhỏ hơn 1mg/l.
Các bước chuẩn bị ao nuôi trước khi nuôi cá chép:
- Phát quang bờ, tu sửa bờ ao, kiểm tra đăng cống
- Dọn sạch cỏ, bèo, tát cạn ao, san phẳng đáy và lấp hết hang hốc ven bờ.
- Để diệt cá tạp và các mầm bệnh cần phải tẩy vôi khắp đáy ao(rải từ 8 – 10 kg bột vôi cho 100m2 đáy ao). Gấp đôi lượng vôi nếu vụ trước ao nuôi cá bị bệnh hoặc bị chua.
- Nên phơi ao khoảng từ 3 ngày, lót và rải đều khắp ao khoảng 30 – 40kg phân chuồng đã ủ kỹ và 40 – 50kg lá xanh cho 100m2 lẫn vào bùn và đồng thời lấp phẳng đáy ao.
- Bước cuối cùng, lọc nước vào ao khoảng 0,5m, ngâm từ 5 – 7 ngày đến khi nước ao có màu xanh nõn chuối. Tiếp tụ lọc nước tiếp vào với mức sâu 1m trước khi thả cá. Nên càn lọc nước bằng đăng hoặc lưới để đề phòng cá tạp, cá dữ tràn vào cao nuôi.
Tỷ lệ cá chép nuôi ghép
Sẽ tùy thuộc vào quy trình của từng loài cá nào là đối tượng chính.
- Nuôi ghép cá chép trong ao lấy các đối tượng khác là chính: Nghĩa là nên thả cá chép từ 5 – 10% và phải tính sao cho mỗi con cá có khoảng 10 đến 20m2 đáy ao.
- Nuôi cá chép trong các đầm hồ tự nhiên lấy các đối tượng khác là chính: Nên tính toán sao cho mỗi con cá chép không ít hơn 20 – 30m2 đáy đầm hồ.
- Nuôi cá chép ở các ruộng trũng: Có thể thả cá chép với tỷ lệ 50 – 60% là cá chép nhưng cũng phải tính, đo lường kỹ lưỡng sao cho mỗi con cá chép có từ 10 – 15m2 ruộng.
- Mùa vụ thả cá giống: Thường sẽ có 2 mùa vụ thả cá giống, vụ 1 là từ tháng 2 đến tháng 3, vụ 2 là từ tháng 8 đến tháng 9. Mùa mà thả cá giống thích hợp và tốt nhất thì là mùa vụ 1, và nên thả đủ lượng cá xuống ao trong khoảng 5-7 ngày đầu chứ không nên kéo dài thời gian.
Cách xử lý cá giống trước khi thả nuôi
- Dùng cá thử nước: Nếu sau 20-30 phút khi cắm giai hay rổ thưa xuống áo và thả khoảng 10-15 con cá giống mà cá vẫn hoạt động bình thường là được.
- Tắm cho cá giống để phòng bệnh: Nên tắm cá qua nước muối ăn với nồng độ 3% khi cá giống vận chuyển về trước khi thả cá xuống ao. (Dùng chậu chứa 10 lít nước hòa tan với 300g muối ăn rồi bắt cá tắm trong 10-15 phút).
- Tránh để cá bị xốc do độ chênh lệch của nhiệt độ giữa nước ao và nước chứa cá
- Thả cá: nên mở dây buộc túi cá, hai tay ấn chìm một nửa miệng túi xuống nước, sau đó cho nước ngoài ao vào từ từ túi. Nếu cá khỏe, bơi ngược dòng thì thả cá xuống ao.
Chất lượng và quy cỡ cá giống
- Chọn cá giống phải khỏe mạnh, bơi lội nhanh theo đàn, phản xạ tốt với tiếng động, thân không trơn bóng, không rách vây, tróc vảy, không mất nhớt, khô mình và không bệnh
- Quy cỡ chọn cá chép giống: Tùy theo từng điều kiện ao nuôi và từng loại cá, thời gian nuôi cá. Ao nhỏ thì thả giống nhỏ, ao rộng khó chăm sóc thì thả cá lớn.